Skip to content
  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • English
Dữ Liệu Pháp LuậtDữ Liệu Pháp Luật
    • Văn bản mới
    • Chính sách mới
    • Tin văn bản
    • Kiến thức luật
    • Biểu mẫu
  • -
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Tài chính nhà nước » Thông tư 02/2017/TT-BCT
  • Nội dung
  • Bản gốc
  • VB liên quan
  • Tải xuống

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2017/TT-BCT

Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2017

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP, TRÌNH TỰ LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT GIÁ TRUYỀN TẢI ĐIỆN

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện.

2. Thông tư này áp dụng đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Công ty mua bán điện, các Tổng công ty Điện lực và khách hàng mua điện trực tiếp từ lưới truyền tải điện.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Điểm giao nhận điện là điểm giao nhận điện giữa Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia với Tổng công ty Điện lực và khách hàng mua điện trực tiếp từ lưới truyền tải điện.

2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện là đơn vị chỉ huy, điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia, điều hành giao dịch thị trường điện.

3. Đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện là Công ty mua bán điện, Tổng công ty Điện lực và khách hàng mua điện trực tiếp từ lưới truyền tải điện.

4. Năm N là năm dương lịch tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm áp dụng giá.

5. Năm N-1 là năm dương lịch liền trước năm N.

6. Năm N-2 là năm dương lịch liền trước năm N-1.

7. CPI là chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố.

8. Tài sản truyền tải điện gồm lưới điện truyền tải, các công trình xây dựng và các trang thiết bị phụ trợ khác được sử dụng cho hoạt động truyền tải điện do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia sở hữu.

Chương II

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRUYỀN TẢI ĐIỆN

Điều 3. Phương pháp xác định giá truyền tải điện

1. Giá truyền tải điện hàng năm áp dụng thống nhất toàn quốc không phụ thuộc vào khoảng cách truyền tải điện và điểm giao nhận điện.

2. Giá truyền tải điện được xác định hàng năm theo nguyên tắc đảm bảo thu hồi đủ chi phí hợp lệ và có lợi nhuận cho phép để vận hành lưới truyền tải điện đạt chất lượng quy định và đáp ứng các chỉ tiêu tài chính cho đầu tư, phát triển lưới truyền tải điện.

3. Giá truyền tải điện năm N () được xác định căn cứ vào tổng doanh thu truyền tải điện cho phép năm N của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia và tổng sản lượng điện năng truyền tải dự kiến năm N, được tính theo công thức sau:

Trong đó:

 Tổng doanh thu truyền tải điện cho phép năm N của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (đồng);

Tổng sản lượng điện năng truyền tải dự kiến năm N (kWh).

Điều 4. Phương pháp xác định tổng doanh thu truyền tải điện cho phép hàng năm

Tổng doanh thu truyền tải điện cho phép năm N () bao gồm các thành phần chi phí vốn cho phép (), chi phí vận hành và bảo dưỡng cho phép () và lượng điều chỉnh doanh thu năm N, được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

: Tổng chi phí vốn truyền tải điện cho phép năm N của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (đồng);

 : Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng truyền tải điện cho phép năm N của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (đồng);

 : Lượng điều chỉnh doanh thu năm N bao gồm lãi tiền gửi dự kiến của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia năm N (được xác định bằng lãi tiền gửi của năm N-2), thu nhập từ thanh lý, bán tài sản cố định, vật tư thiết bị dự kiến năm N (căn cứ kế hoạch thanh lý, bán tài sản và vật tư thiết bị năm N).

Điều 5. Phương pháp xác định tổng chi phí vốn truyền tải điện cho phép

1. Tổng chi phí vốn truyền tải điện cho phép năm N () được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

: Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định dự kiến năm N (đồng);

: Tổng chi phí tài chính dự kiến bao gồm lãi vay ngắn hạn, dài hạn, trái phiếu, thuê tài chính và các khoản phí để vay vốn phải trả năm N cho tài sản truyền tải điện (đồng);

: Chênh lệch tỷ giá thực hiện dự kiến phát sinh do trả nợ vay bằng ngoại tệ năm N (đồng);

: Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại dự kiến năm N (đồng);

: Lượng phân bổ dự kiến năm N của khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa được phân bổ của các năm trước;

LNN: Lợi nhuận truyền tải điện cho phép dự kiến năm N (đồng).

2. Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định dự kiến năm N () được xác định theo quy định về thời gian sử dụng và phương pháp trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài chính.

3. Tổng chi phí tài chính dự kiến năm N () được xác định theo các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thuê tài chính của các tài sản truyền tải điện.

4. Chênh lệch tỷ giá thực hiện dự kiến phát sinh do trả nợ vay bằng ngoại tệ năm N () được xác định theo quy định tài chính kế toán.

5. Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại dự kiến năm N () được xác định theo quy định tài chính kế toán.

6. Lượng phân bổ dự kiến năm N của khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa được phân bổ của các năm trước () được xác định theo quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

7. Lợi nhuận cho phép dự kiến năm N (LNN) được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

: Vốn chủ sở hữu đến ngày 30 tháng 6 năm N-1 (đồng);

ROEN: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu năm N áp dụng cho Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (%), được xác định theo phương án giá bán lẻ điện hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 6. Phương pháp xác định tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng truyền tải điện cho phép

1. Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng truyền tải điện cho phép năm N () được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

: Tổng chi phí vật liệu dự kiến năm N (đồng);

: Tổng chi phí tiền lương dự kiến năm N (đồng);

: Tổng chi phí sửa chữa lớn dự kiến năm N (đồng);

: Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài dự kiến năm N (đồng);

: Tổng chi phí bằng tiền khác dự kiến năm N (đồng).

2. Phương pháp xác định chi phí vật liệu

a) Tổng chi phí vật liệu dự kiến năm N () bao gồm chi phí vật liệu trong định mức và chi phí vật liệu sự cố, cụ thể như sau:

- Chi phí vật liệu định mức bao gồm: Chi phí dầu máy, dầu mỡ bôi trơn, vật liệu, công cụ, dụng cụ trực tiếp và gián tiếp cho nhà xưởng, công tác thí nghiệm, vật liệu cho sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ, máy, đồ dùng cho công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng đường dây, trạm biến áp, máy biến áp, công tác văn phòng, cơ quan và các chi phí khác có liên quan được xác định theo định mức quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành;

- Chi phí vật liệu sự cố là khoản chi phí vật liệu dùng cho các sự cố bất thường, khách quan được xác định theo quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

b) Tổng chi phí vật liệu dự kiến năm N được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

: Tổng sản lượng điện năng truyền tải dự kiến năm N (kWh);

ĐGVL: Định mức chi phí vật liệu xác định theo quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành (đ/kWh);

: Chỉ số trượt giá năm N lấy bằng CPI năm N-2 nhưng không vượt quá 2,5% (%);

: Chi phí vật liệu sự cố dự kiến năm N (đồng).

3. Phương pháp xác định chi phí tiền lương

a) Tổng chi phí tiền lương dự kiến năm N () của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia bao gồm tổng chi phí tiền lương và các chi phí có tính chất lương;

b) Chi phí tiền lương được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động và tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

c) Các chi phí có tính chất lương bao gồm: Thường an toàn điện, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn được xác định theo quy định của pháp luật có liên quan.

4. Phương pháp xác định chi phí sửa chữa lớn

Tổng chi phí sửa chữa lớn dự kiến năm N () bao gồm chi phí phục vụ công tác sửa chữa lớn các công trình phục vụ khâu truyền tải điện, được xác định theo định mức của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.

5. Phương pháp xác định chi phí dịch vụ mua ngoài

a) Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài dự kiến năm N () bao gồm:

- Chi phí trả cho tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị cung cấp các dịch vụ sau: Điện, nước, dịch vụ điện thoại, viễn thông, sách báo;

- Chi phí thuê tư vấn kiểm toán;

- Chi phí thuê tài sản;

- Chi phí bảo hiểm tài sản;

- Chi phí cho các dịch vụ khác có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ để phục vụ cho công tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng trạm và đường dây truyền tải điện.

b) Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài dự kiến năm N được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

: Tổng sản lượng điện năng truyền tải dự kiến năm N (kWh);

ĐGMN: Định mức chi phí dịch vụ mua ngoài xác định theo quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành (đ/kWh);

: Chỉ số trượt giá năm N xác định theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này (%).

6. Phương pháp xác định chi phí bằng tiền khác

a) Tổng chi phí bằng tiền khác năm N () bao gồm: Chi phí bằng tiền khác trong định mức, chi phí bằng tiền khác sự cố, các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất và chi phí tiền ăn ca;

b) Tổng chi phí bằng tiền khác năm N được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

: Tổng sản lượng điện năng truyền tải dự kiến năm N (kWh);

ĐGK : Định mức chi phí bằng tiền khác xác định theo quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành (đ/kWh);

: Chỉ số trượt giá năm N xác định theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này (%);

: Chi phí bằng tiền khác sự cố năm N (đồng);

: Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất năm N (đồng);

: Chi phí tiền ăn ca năm N (đồng).

c) Chi phí bằng tiền khác theo định mức năm N bao gồm: Công tác phí; chi phí hội nghị, tiếp khách; chi phí đào tạo; chi phí nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến; chi phí dân quân tự vệ, bảo vệ, phòng chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy; chi phí bảo hộ lao động, trang phục làm việc, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và môi trường; chi phí nước uống trong giờ làm việc, bồi dưỡng hiện vật ca đêm, độc hại; chi phí sơ cấp cứu tai nạn lao động, thuốc chữa bệnh thông thường, phục hồi chức năng cho người lao động và chi phí tuyển dụng;

d) Chi phí bằng tiền khác sự cố năm N () là khoản chi phí bằng tiền khác dùng cho các sự cố bất thường, khách quan được xác định theo quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

đ) Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất năm N () được xác định trên cơ sở thực hiện trong năm N-2;

e) Chi phí tiền ăn ca năm N () được xác định theo quy định hiện hành.

Chương III

TRÌNH TỰ LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT GIÁ TRUYỀN TẢI ĐIỆN

Điều 7. Trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện

1. Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia có trách nhiệm lập giá truyền tải điện cho năm N, trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông qua, gửi một bản sao báo cáo về Cục Điều tiết điện lực để biết.

2. Trước ngày 15 tháng 11 hàng năm (năm N-1), Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm trình Cục Điều tiết điện lực thẩm định để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt giá truyền tải điện năm N.

3. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ giá truyền tải điện và được sử dụng tư vấn để thẩm định hồ sơ giá truyền tải điện trong trường hợp cần thiết. Trường hợp hồ sơ giá truyền tải điện không hợp lệ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm hoàn chỉnh, bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực.

4. Trước ngày 05 tháng 12 hàng năm (năm N-1), Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Công Thương báo cáo thẩm định giá truyền tải điện năm N.

5. Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm (năm N-1), Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt giá truyền tải điện năm N.

Điều 8. Hồ sơ giá truyền tải điện

1. Tờ trình phê duyệt giá truyền tải điện năm N.

2. Thuyết minh và các bảng tính giá truyền tải điện năm N, gồm:

a) Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản lượng điện truyền tải, tỷ lệ tổn thất truyền tải, tình hình thực hiện doanh thu, các chi phí năm N-1; phân tích, đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, các chỉ tiêu tài chính như tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, cơ cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay, tỉ lệ tự đầu tư, tỉ lệ thanh toán nợ đến ngày 30 tháng 6 năm N-1;

b) Thuyết minh và tính toán tổng chi phí vốn cho phép năm N () của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, gồm:

- Tổng chi phí khấu hao năm N: Bảng tổng hợp trích khấu hao tài sản cố định năm N và bảng tính chi tiết chi phí khấu hao cơ bản theo từng loại tài sản cố định trong năm N;

- Tổng chi phí tài chính và các khoản chênh lệch tỷ giá năm N: Bảng tính chi tiết chi phí tài chính, chi tiết lãi vay và các khoản chênh lệch tỷ giá trong năm N;

- Vốn chủ sở hữu ước tính đến hết năm N-1 và dự kiến năm N: Thuyết minh và bảng tính chi tiết tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu năm N-1 và năm N;

- Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tự đầu tư, tỷ lệ thanh toán nợ dự kiến năm N.

c) Thuyết minh và tính toán tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng cho phép năm N () của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, gồm:

- Tổng chi phí vật liệu năm N: Thuyết minh và bảng tính chi phí vật liệu ước thực hiện của năm N-1 và dự kiến của năm N theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này;

- Tổng chi phí tiền lương năm N: Thuyết minh và bảng tính chi phí tiền lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này;

- Tổng chi phí sửa chữa lớn năm N: Thuyết minh và bảng tính chi phí sửa chữa lớn trong năm N theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư này;

- Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài năm N: Thuyết minh và bảng tính chi phí dịch vụ mua ngoài theo các hạng mục ước thực hiện năm N-1 và dự kiến của năm N theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư này;

- Tổng chi phí bằng tiền khác năm N: Thuyết minh và bảng tính chi phí bằng tiền khác ước thực hiện năm N-1 và dự kiến cho năm N theo quy định tại Khoản 6 Điều 6 Thông tư này.

d) Thuyết minh và tính toán tổng doanh thu truyền tải điện cho phép năm N.

3. Các tài liệu kèm theo, gồm:

a) Danh mục và giá trị các dự án đầu tư đã hoàn thành, dự kiến đưa vào vận hành tới ngày 31 tháng 12 năm N-1 và năm N (theo từng tháng) phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và kế hoạch mở rộng lưới truyền tải điện hàng năm của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đã được duyệt;

b) Bảng tổng hợp về số lao động năm N-1 và kế hoạch năm N;

c) Danh mục các hạng mục sửa chữa lớn tài sản cố định năm N-1 và dự kiến cho năm N;

d) Báo cáo tài chính năm N-2 đã được kiểm toán do Cơ quan kiểm toán độc lập thực hiện: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo thuyết minh;

đ) Định mức các thành phần chi phí sử dụng trong hồ sơ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Thanh toán hợp đồng dịch vụ truyền tải điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc Công ty mua bán điện, Tổng công ty Điện lực và khách hàng mua điện trực tiếp từ lưới truyền tải điện có trách nhiệm thanh toán chi phí truyền tải điện cho Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia theo hợp đồng ký kết.

Điều 10. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan

1. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này và giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan.

2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia thực hiện xây dựng giá truyền tải điện hàng năm theo quy định tại Thông tư này.

3. Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia có trách nhiệm xây dựng giá truyền tải điện hàng năm trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam và gửi báo cáo Cục Điều tiết điện lực theo quy định tại Thông tư này.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 3 năm 2017. Thông tư số 14/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp lập, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và quản lý giá truyền tải điện; Thông tư số 03/2012/TT-BCT ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 14/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp lập, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và quản lý giá truyền tải điện hết hiệu lực thi hành từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm trình hồ sơ giá truyền tải điện năm 2017 theo quy định tại Thông tư này.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;
- Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao;
- T
òa án Nhân dân Tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Công Thương;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia;
- Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia;
- Công ty mua bán điện;
- Các Tổng công ty Điện lực;
-
Lưu: VT, ĐTĐL, PC.

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 

Từ khóa: Thông tư 02/2017/TT-BCT, Thông tư số 02/2017/TT-BCT, Thông tư 02/2017/TT-BCT của Bộ Công thương, Thông tư số 02/2017/TT-BCT của Bộ Công thương, Thông tư 02 2017 TT BCT của Bộ Công thương, 02/2017/TT-BCT

File gốc của Thông tư 02/2017/TT-BCT quy định phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành đang được cập nhật.

Tài chính nhà nước

  • Quyết định 30/2021/QĐ-UBND quy định về mức thu tiền sử dụng khu vực biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025
  • Quyết định 30/2021/QĐ-TTg về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2022 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • Nghị quyết 125/NQ-CP năm 2021 phê duyệt việc sửa đổi Hiệp định chuyển đổi nợ cho phát triển giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Italia do Chính phủ ban hành
  • Công văn 10565/BGTVT-TC năm 2021 về phương án tự chủ tài chính do Bộ Giao thông vận tải ban hành
  • Quyết định 2164/QĐ-UBND năm 2021 bãi bỏ Quyết định 2936/QĐ-UBND về danh mục tài sản mua sắm tập trung tỉnh Nam Định
  • Công văn 7145/VPCP-KTTH năm 2021 về gói tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên mua máy tính, thiết bị học tập do Văn phòng Chính phủ ban hành
  • Quyết định 1937/QĐ-BTC về điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Thông tư 84/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 75/2019/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Thông tư 83/2021/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Công văn 1431/UBDT-KHTC năm 2021 về báo cáo tình hình sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết do Ủy ban Dân tộc ban hành

Thông tư 02/2017/TT-BCT quy định phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

- File PDF đang được cập nhật

- File Word Tiếng Việt đang được cập nhật

Chính sách mới

  • Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
  • Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
  • Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
  • Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
  • Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  • Tiêu chí phân loại phim 18+
  • Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
  • Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
  • Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023

Tin văn bản

  • Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
  • Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
  • Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
  • Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
  • Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
  • HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
  • Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
  • Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
  • Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
  • Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước

Tóm tắt

Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Số hiệu 02/2017/TT-BCT
Loại văn bản Thông tư
Người ký Trần Tuấn Anh
Ngày ban hành 2017-02-10
Ngày hiệu lực 2017-03-27
Lĩnh vực Tài chính nhà nước
Tình trạng Còn hiệu lực

Văn bản Hướng dẫn

  • Nghị định 137/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực và Luật điện lực sửa đổi
  • Luật điện lực sửa đổi 2012

Văn bản Bổ sung

  • Thông tư 14/2022/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2017/TT-BCT ngày 10/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện

Văn bản Sửa đổi

  • Thông tư 14/2022/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2017/TT-BCT ngày 10/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện

Văn bản Thay thế

  • Thông tư 14/2022/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2017/TT-BCT ngày 10/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện

DỮ LIỆU PHÁP LUẬT - Website hàng đầu về văn bản pháp luật Việt Nam, Dữ Liệu Pháp Luật cung cấp cơ sở dữ liệu, tra cứu Văn bản pháp luật miễn phí.

Website được xây dựng và phát triển bởi Vinaseco Jsc - Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý.

NỘI DUNG

  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu
  • Media Luật

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VINASECO

Địa chỉ: Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam - Email: [email protected] - Website: vinaseco.vn - Hotline: 088.66.55.213

Mã số thuế: 0109181523 do Phòng DKKD Sở kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/05/2023

  • Trang chủ
  • Văn bản mới
  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu